Mở lại phiên tòa xử vụ sập giàn giáo tại công trường Fomosa

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015
Sau 1 tháng tạm hoãn theo bao tin nhanh, sáng nay (16/12), TAND Hà Tĩnh mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án sập giàn giáo ở công trường Formosa làm 13 người chết và 29 người bị thương.

Trong phiên tòa sáng nay, ông Nguyễn Văn Thắng thẩm phán TAND tỉnh tiếp tục giữ quyền chủ tọa và ông Trần Trọng Thưởng đại diện VKSND tỉnh giữ quyền công tố viên.

Ngoài ra, có 8 bị hại, 4 người đại diện cho bị hại không có lý do và 1 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt do chuyển công tác.

Xét thấy sự vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến phiên tòa xét xử vụ án nên đại diện VKS đã yêu cầu HĐXX tiếp tục phiên tòa.

8h30 phút, phiên tòa xét xử được bắt đầu.

Bị cáo Kim Jong Wook

và bị cáo Lee Jae Myeong

Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn

bị cáo Nguyễn Thái Đức được lực lượng công an dẫn giải vào phòng xử án 

Trước đó vào ngày 16/11, TAND tỉnh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 4 bị cáo gồm: Lee Jae Myeong (62 tuổi) và Kim Jong Wook (43 tuổi, cùng mang quốc tịch Hàn Quốc), Nguyễn Anh Tuấn (27 tuổi, trú xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), Nguyễn Thái Đức (30 tuổi, quê xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) với tội danh “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.

Tuy nhiên, tại thời điểm trên, bị cáo Nguyễn Thái Đức đã có đơn xin vắng mặt với lý do sức khỏe đã được xác nhận của bệnh viện và chính quyền địa phương. Ngoài ra, luật sư Nguyễn Khắc Tuấn - người bào chữa cho 2 bị cáo người Việt cũng xin vắng mặt với lý do công tác và một số người liên quan cũng vắng mặt không có lý do tại phiên tòa.

Để đảm bảo tính khách quan và quyền lợi của các bên, đại diện VKSND tỉnh đã đề nghị hoãn phiên tòa và đã được HĐXX chấp thuận.

4 bị cáo có mặt tại phiên tòa xét xử

Theo tin nong trong ngay cáo trạng của VKSND, vào lúc 19 giờ ngày 25/3, có 185 công nhân người Việt Nam thuộc quản lý của Công ty Nibelc Việt Nam (nhà thầu phụ, đơn vị cung cấp nhân lực cho Công ty Samsung C&T- nhà thầu chính) tiến hành giao ca, làm việc tại khu vực cầu cảng Sơn Dương, thuộc công trường Formosa Hà Tĩnh.

Tại ca làm việc này, ông Kim Jong Wook là Chỉ huy trưởng công trường sản xuất, lắp đặt thùng chìm trọng lực tại cảng Sơn Dương, còn ông Lee Jae Myeong (trình độ văn hóa 9/12) là đốc công phụ trách giám sát những công nhân làm việc tại hệ thống ván khuôn trượt bằng sắt (còn gọi là giàn giáo) Lane1 và Lane2.

Lúc này, tại giàn giáo Lane2 có 43 người, trong đó có Nguyễn Anh Tuấn là tổ trưởng tổ phụ trách hệ thống kích thủy lực (kích dùng để nâng, hạ giàn giáo) từ số 1 đến số 16; còn Nguyễn Thái Đức là công nhân phụ trách kích thủy lực từ số 17 đến số 31; Trần Anh Hoàn (28 tuổi, ngụ xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh; 1 trong 13 nạn nhân đã tử vong trong vụ sập giàn giáo) phụ trách bảng điều khiển hệ thống kích thủy lực của giàn giáo Lane2.

Khoảng 19 giờ 30, khi công nhân đang làm việc thì giàn giáo Lane2 phát ra tiếng động mạnh kèm theo rung lắc, gây mất an toàn khiến toàn bộ công nhân hoảng sợ, ngừng làm việc, bỏ chạy tán loạn.

Đông đảo các cơ quan thông tấn, báo chí tác nghiệp tại phiên tòa

Cùng lúc, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thái Đức phát hiện kích thủy lực số 22 và số 24 bị tụt xuống khoảng 5 - 6 cm so với bình thường và một số kích khác cũng tụt xuống nhưng không thông báo cho ông Wook, ông Myeong biết về sự cố nguy hiểm mà tự ý xử lý bằng cách nâng cho hai kích thủy lực số 22 và 24 lên cân bằng với các kích thủy lực khác rồi tiếp tục điều khiển các kích thủy lực khác cho giàn giáo Lane2 hạ xuống.

Khoảng 10 phút sau, lúc toàn bộ công nhân đã trở lại làm việc bình thường thì giàn giáo Lane2 tiếp tục rung lắc lần thứ hai, kèm theo tiếng động phát ra ở thân giàn nên công nhân tiếp tục bỏ chạy khỏi khu vực giàn giáo Lane2.

Lần này, qua kiểm tra, Tuấn, Đức phát hiện kích thủy lực số 15 và 16 bị tụt xuống khoảng 15 cm so bình thường nhưng vẫn không báo cho ông Wook, ông Myeong biết về sự cố mà tự ý nâng 2 kích này lên ngang bằng với các kích khác theo cách làm cũ.

Sau 2 lần giàn giáo Lane2 bị rung lắc mạnh, ông Wook, ông Myeong mới lên giàn giáo kiểm tra nhưng không tìm hiểu kỹ nguyên nhân của sự cố nguy hiểm để có giải pháp cho công nhân ngừng làm việc, rời khỏi giàn giáo mất an toàn.

Ngược lại ông Myeong còn nói “Ok. Không sao. Không sao” bằng tiếng Việt (mục đích là thông báo cho toàn bộ công nhân là sự việc không có vấn đề gì, giàn giáo vẫn an toàn) và sau đó ông Wook, ông Myeong đã yêu cầu toàn bộ công nhân trở lại vị trí tiếp tục làm việc.

Đến 19 giờ 50 cùng ngày thì toàn bộ giàn giáo Lane2 đổ sập, làm 13 người chết và 29 người bị thương.

Sau khi vụ tai nạn lao động xảy ra, phía Công ty Sam Sung C&T đã bồi thường cho các nạn nhân hơn 8,4 tỷ đồng, còn nhà thầu cung ứng lao động hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng.

Do số lượng người liên quan đến vụ án khá đông nên phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/12.

Read more ...

14 giờ theo dấu tên trộm đâm chết 2 cha con

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015
Ít giờ sau khi vụ án xảy ra, cảnh sát phát hiện chiếc điện thoại của nạn nhân Chỉnh cách xa hiện trường. Đây chính là manh mối giúp cảnh sát truy tìm hung thủ.

Sau khi bị bắt, kẻ giết người nói ông ta mang dao đi phòng thân, chứ không có ý giết người. Do các thành viên trong gia đình bị hại quá đông, cùng nhau đuổi đánh nên mới dùng dao chống trả.

Chiếc điện thoại… có chân

Theo hồ sơ vụ án, 1h30 ngày 7/12, Công an avenue coupons nhận được tin báo về vụ trọng án xảy ra tại một gia đình ở thôn 9, xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, làm 2 người chết, 2 người bị thương.

Các nạn nhân xấu số là Nguyễn Lương Chuân (57 tuổi) và con trai thứ Nguyễn Lương Chỉnh (27 tuổi). Ông Chuân nổi tiếng trong vùng với nghề mộc, gia đình sung túc.

Người dân địa phương nhận xét, các thành viên trong gia đình này đều chăm chỉ, chưa để điều tiếng.

Hiện trường nơi các nạn nhân bị đâm gục. Ảnh: Tùng Lâm.

Hàng chục cảnh sát có kinh nghiệm thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội được tung xuống hiện trường, phối hợp với lực lượng kỹ thuật hình sự, công an địa phương truy tìm dấu vết hung thủ.

Từ lời kể 2 nhân chứng giáp mặt hung thủ là vợ và con trai cả ông Chuân, cảnh sát nhận định đây là vụ trộm đột nhập. Bị gia chủ phát hiện, kẻ gian đã dùng dao chống trả để thoát thân.

Hung thủ gây án được mô tả cao chừng 1m65, dáng đậm, di chuyển chậm chạp. Từ đặc điểm này, cảnh sát tung quân rà soát, tập trung tới những người có nhiều tiền án, tiền sự, nghiện ma túy có đặc điểm nhận dạng trùng khớp.

Bên cạnh việc tổ chức rà soát những kẻ hiềm nghi, cảnh sát khám nghiệm hiện trường cũng thu được nhiều dấu vết hung thủ để lại. Đáng chú ý, 2 chiếc điện thoại di động của nạn nhân Chỉnh bị phát hiện mất tích.

Cảnh sát nghi vấn, trước khi bị phát giác, kẻ gian đã đánh cắp điện thoại của nạn nhân. Họ nhanh chóng sử dụng kỹ thuật truy tìm.

Chiếc điện thoại này được cho là bị ai đó mang đi khỏi hiện trường, đưa sang huyện Phúc Thọ, cách nhà ông Chuân khoảng 5 km. Nhiều mũi trinh sát được lệnh truy tìm tang vật.

Tới vùng nghi vấn, cảnh sát có tin điện thoại đang được di chuyển tới khu vực địa hình răng lược xen kẽ giữa xã Thọ An (huyện Phúc Thọ) và Trung Châu (huyện Đan Phượng).

15h cùng ngày, cảnh sát tìm được người cầm tang vật vụ án. Ông ta khai tên Nguyễn Văn Kỳ (45 tuổi, ở Hương Ngải, Thạch Thất). Đáng chú ý, người này nằm trong diện tình nghi liên quan đến vụ án mạng tại xã Canh Nậu. Từ khi sự việc xảy ra, Kỳ có hành tung bất thường.

Nguyễn Văn Kỳ. Ảnh: CTV.

Bị phát hiện mang theo chiếc điện thoại thất lạc trong vụ án, người đàn ông mang 4 tiền án lập tức bị khống chế. Đưa Kỳ tới nhà người quen mà ông ta dừng chân trên đường di chuyển, cảnh sát thu giữ được chiếc áo dính máu. Từ đây, cơ quan điều tra củng cố nhận định, Kỳ chính là nghi phạm gây thảm án.

Ngoài ra, đôi giày được cảnh sát tìm thấy gần hiện trường vụ án, được nhiều người quen biết Kỳ khẳng định của ông ta.

Nghi phạm ngoan cố tại trụ sở cảnh sát

Theo bao tin nong trong ngay hồ sơ công an, Kỳ nghiện ma túy lâu năm, không nghề nghiệp, vừa ra tù tháng 5. Từ ngày về quê sinh sống, ông ta bị tình nghi liên quan đến một số vụ mất trộm tài sản ở quanh vùng.

Theo người dân địa phương, Kỳ đã hai lần kết hôn. Do nghiện và có nhiều tật xấu, người vợ đầu đã bỏ anh ta, đưa cậu con trai ngoài 20 tuổi đi theo. Người vợ hiện tại Kỳ quen trong thời gian thụ án. Chung sống chẳng được lâu, họ lần lượt bị cảnh sát bắt giữ về tội danh liên quan đến ma túy.

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, Kỳ và nhóm bạn nghiện vẫn tụ tập tại căn lều tạm ở rìa làng.

14 giờ sau khi trọng án xảy ra, Kỳ được dẫn giải về cơ quan điều tra. Bị xét hỏi, ông ta tỏ ra lỳ lợm, ngoan cố, phủ nhận liên quan đến vụ giết người, cướp tài sản tại Canh Nậu. Tuy vậy, người đàn ông mang 4 tiền án không thể giải thích với cảnh sát về nguồn gốc hai chiếc điện thoại của nạn nhân mang theo người.

Kỳ vượt tường rào cao hơn 2 m để đột nhập vào nhà ông Chuân. Ảnh: Tùng Lâm.

Sau 17 giờ không khai báo, những mâu thuẫn ban đầu trong lời khai của Nguyễn Văn Kỳ dần hé lộ. Theo đại tá Dương Văn Giáp - Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội, 10h ngày 8/12, Kỳ thừa nhận là kẻ thủ ác.

Theo lời khai nghi phạm 45 tuổi, do cần tiền mua ma túy, đêm 6/12, Kỳ mang theo dao, lang thang tìm nhà dân sơ hở để trộm cắp.

Đi bộ khoảng 3 km, Kỳ thấy ngôi nhà 2 tầng khang trang nằm sâu ngõ. Thấy cửa các phòng không khóa, ông ta bật tường rào cao hơn 2 m để vào trong. Theo cầu thang lên tầng 2, Kỳ đột nhập vào căn phòng nơi anh Nguyễn Lương Chỉnh đang ngủ.

Sau khi bỏ túi 2 điện thoại di động, Kỳ tiếp tục lục lọi nên bị nạn nhân phát hiện. Nghe tiếng anh Chỉnh hô hoán, các thành viên trong gia đình đã vây bắt kẻ gian.

Đôi giày được cho là của Kỳ dùng khi đi gây án. Ảnh: Tùng Lâm.

Lúc này, Kỳ dùng dao nhọn đâm nhiều nhát khiến ông Chuân và con trai thứ tử vong. Trong quá trình vây bắt, bà Nguyễn Thị Thân (54 tuổi, vợ ông Chuân) và con trai cả Nguyễn Lương Tuân cũng bị đâm trọng thương. Trên đường bỏ trốn sang nhà người quen ở xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, hung thủ gây án đã vứt dao xuống ruộng.

Theo dấu chiếc điện thoại là tang vật vụ án, cảnh sát lần ra kẻ thủ ác.

Read more ...